- Da mặt tổn thương nghiêm trọng vì dùng kem đánh răng trị mụn theo Tiktok
- Xu hướng tổ chức cắm trại tự túc: Trải nghiệm mới lạ, tiết kiệm song vẫn tiềm ẩn nguy hiểm
- Vì sao sàn gạch ở Tử Cấm Thành lại được lát đến 15 lớp chồng lên nhau: Bí mật được "hé lộ" khiến hậu thế phải ngả mũ khâm phục trí tuệ của người xưa
- 2 yếu tố tăng nguy cơ mắc ung thư phổi đang 'bủa vây' người Việt: Phòng tránh thế nào?
- Nhiều quý ông truyền tai nhau thuốc tránh thai 'khử' nồng độ cồn: Chuyên gia nói gì?
Dù có thành tích đứng thứ 4 trong lớp và trong top 20 của khối nhưng cậu bé 14 tuổi vẫn bị bố mẹ mắng chưa đủ cố gắng. Quá buồn tủi, nam sinh này đã bỏ nhà ra đi và may mắn được các cảnh sát phát hiện kịp thời.
Tại Trung Quốc, nhiều bậc cha mẹ ám ảnh việc con phải đạt thành tích cao, luôn tạo áp lực để đảm bảo con có khả năng cạnh tranh trong cuộc chiến khốc liệt với bạn bè đồng trang lứa để vào được trường đại học ưu tú. Những người này còn được gọi là "cha mẹ gà" (jiwa).
Mới đây, cộng đồng mạng xôn xao trước câu chuyện một cậu bé (không được tiết lộ tên) bỏ nhà đi vào ngày 11/2. Em được cảnh sát phát hiện đang khóc một mình trên đường cao tốc ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Cậu bé cho biết đã đạt được hơn 630/700 điểm trong bài kiểm tra giữa kỳ ở trường nhưng bố mẹ vẫn không hài lòng, cho rằng em chưa đủ cố gắng, South China Morning Post đưa tin.
"Cháu đã đạt điểm cao như vậy nhưng vẫn bị đổ lỗi khi về nhà", cậu bé nói với cảnh sát.
Ngay sau đó, cảnh sát đã liên lạc với cha mẹ em và chia sẻ với họ về cách nuôi dạy con cái, nhận được hàng triệu lời tán tưởng trên mạng xã hội.
"Đánh đập và la mắng trẻ không giải quyết được vấn đề. Sự nổi loạn ở độ tuổi thằng bé là một vấn đề lớn. Nếu bây giờ hai người không đối xử công bằng với con, thằng bé có thể phát triển những vấn đề lớn hơn trong tương lai".
Một viên cảnh sát nói thêm: "Hai người nên kiên nhẫn giao tiếp với con, thoát khỏi những khuôn mẫu và trở thành bạn của con".
Cặp vợ chồng này cũng bị nhiều dân mạng chỉ trích đã quá hà khắc với con trai.
"Đừng lố bịch như vậy", một người bình luận. Một người khác viết: "Tôi muốn hỏi họ đã đạt được bao nhiêu điểm khi còn học cấp 2".
Một người nhận xét cặp phụ huynh không biết con trai mình giỏi như thế nào: "Nếu tôi đạt 630 điểm trong kỳ thi, bố sẽ cho tôi và cả chú chó trong làng tôi, một bao lì xì".
Vì sao bố mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng vào con cái?
Ở mỗi độ tuổi của con, cha mẹ lại có những kỳ vọng khác nhau. Khi trẻ sơ sinh, cha mẹ mong con hay ăn chóng lớn, đêm ngủ ngoan để "hơn" các bé cùng tháng tuổi. Khi con lớn hơn, phụ huynh lại muốn trẻ nhanh biết chạy, sớm biết nói và có những tài năng thiên bẩm.
Đến tuổi đi học, bố mẹ đặt nặng chuyện học hành, thi cử lên trên cả sự phát triển về kỹ năng mềm, hoạt động vui chơi thể chất của con. Vô tình, tuổi thơ của các con chỉ còn là áp lực về điểm thi.
Theo thống kê, cha mẹ Châu Á thường kỳ vọng vào con cái nhiều hơn với tỷ lệ chiếm khoảng 80%. Trong khi đó, các bậc phụ huynh ở những quốc gia Châu Âu ít có sự kỳ vọng và hầu như không tạo áp lực cho con cái. Họ để con thoải mái phát triển và tự lựa chọn cuộc sống của bản thân. Theo các chuyên gia, sự kỳ vọng quá lớn của cha mẹ thường xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Tình yêu thương vô điều kiện. Vì không muốn trẻ phải vất vả, bố mẹ luôn cố gắng để con được học tập trong môi trường tốt nhất với mong muốn con có đủ năng lực để tìm kiếm những công việc ổn định.
- Do chính bố mẹ không hài lòng với cuộc đời. Họ không muốn con cái gặp phải hoàn cảnh trớ trêu như bản thân nên luôn kỳ vọng và tạo áp lực để con học tập.
Nhiều bậc phụ huynh áp đặt con học các ngành nghề mà gia đình đã định hướng để tiếp quản sự nghiệp. Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp bố mẹ muốn con cái thực hiện ước mơ dang dở của mình. Suy nghĩ ích kỷ này khiến họ kỳ vọng quá mức vào con cái và áp đặt, tạo áp lực nặng nề cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
- Do quan niệm của xã hội. Việc con cái đạt được những thành tựu lớn trở thành niềm tự hào của cả gia đình, thậm chí là dòng họ. Ngược lại, khi con cái chỉ có năng lực trung bình, cha mẹ có thể phải nghe những lời nói không hay từ người thân, bạn bè và hàng xóm. Chính những áp lực này khiến cha mẹ đặt kỳ vọng quá lớn vào con cái mà không nghĩ đến cảm nhận của con.
- Tưởng chừng sự kỳ vọng của cha mẹ dành cho con cái chỉ xuất phát từ những gia đình khá giả. Tuy nhiên, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn cũng có những kỳ vọng lớn lao. Bởi họ không muốn con cái phải lam lũ, vất vả và phải lo lắng về miếng cơm manh áo.
Tác dụng ngược từ sự kỳ vọng vô lý
Con người thường có 2 hoạt động cơ bản là hoạt động trí tuệ và hoạt động thể lực. Cần có sự cân bằng giữa lao động trí óc và lao động chân tay thì con người mới cảm thấy thoải mái và khỏe mạnh. Khi trẻ em học nhiều quá không còn thời gian vui chơi, hoạt động xã hội sẽ dẫn tới mất thăng bằng, gây ra trì trệ. Học quá nhiều còn gây ảnh hưởng tới sinh hoạt, giấc ngủ, ăn uống thất thường. Tình trạng mất cân bằng trong sinh hoạt kéo dài dễ khiến cho các em học sinh dễ bị suy nhược cơ thể và suy nhược thần kinh.
Bên cạnh đó, việc cha mẹ thường xuyên đem con ra so sánh với những bạn cùng trang lứa cũng khiến cho trẻ cảm thấy mất dần sự tự tin, trở nên nhút nhát, cho rằng bản thân yếu kém, bất tài. Những sự bất đồng trong suy nghĩ, hành vi giữa cha mẹ và con cái cũng là lý do khiến cho khoảng cách giữa hai thế hệ dần trở nên xa cách. Con trẻ sẽ không thể nào thổ lộ và bày tỏ mong muốn của mình với cha mẹ. Điều này khiến trẻ có xu hướng dần khép kín, thu mình lại và không muốn gần gũi, trò chuyện với cha mẹ.
Hơn thế, khi liên tục đối diện với những áp lực từ gia đình, trẻ nhỏ sẽ dễ bị ảnh hưởng về sức khỏe tâm lý. Theo chia sẻ từ các chuyên gia, việc cha mẹ kỳ vọng quá nhiều vào con cái cũng là một trong các nguyên nhân lớn làm khởi phát các chứng bệnh rối loạn tâm thần ở trẻ nhỏ. Chẳng hạn như trầm cảm, rối loạn lo âu, căng thẳng thần kinh, stress nặng, hội chứng Self-Harm,…
Với những ảnh hưởng to lớn này, trẻ sẽ không thể đạt được những thành công trong học tập lẫn cuộc sống mà thậm chí còn trở nên kém cỏi, sa lầy vào các tệ nạn xã hội. Trong thực tế, đã có không ít các trường hợp trẻ em nghiện ngập, trộm cắp, bạo lực cũng bởi những trải nghiệm tâm lý tồi tệ do cha mẹ kỳ vọng quá nhiều vào bản thân.
Do đó, việc đặt kỳ vọng vào con cái không phải là vấn đề hoàn toàn sai lầm nhưng các bậc phụ huynh cũng cần phải có những sự kỳ vọng đúng đắn và phù hợp. Nên kiểm soát tốt những điều mà mình mong muốn, tránh áp đặt những nguyện vọng của bản thân lên con cái để trẻ có thể phát triển một cách tự nhiên nhất.
TikTok biến thành “cơn ác mộng của cha mẹ”: Trẻ em có thể đối mặt nguy cơ bị bóc lột tình dục dễ dàng hơn bao giờ hếtTags