- iPhone 15 Pro Max thì ra xịn thế này: Thiết kế "nổi bần bật" với nâng cấp chưa từng có, lại còn thêm màu đỏ siêu sang
- Tôi update phần mềm VinFast VF e34 thấy đi xa ngoài sức tưởng tượng: Quá phê cho dân chạy dịch vụ
- Đột phá trong khả năng đọc suy nghĩ: Một công cụ AI có thể tái tạo lại hình ảnh con người nhìn thấy
Thông thường việc cắm các USB lạ vào máy tính của mình đã là việc không nên làm khi nó có thể chứa mã độc và làm lây lan virus vào thiết bị cũng như cho mạng lưới. Thế nhưng một vụ tấn công mới đây cho thấy mức độ nguy hiểm của nó đã được nâng lên một cấp độ mới, khi có thể đe dọa đến tính mạng của người dùng chứ không chỉ thiết bị máy tính.
Khi nhận được một bưu kiện chứa chiếc USB vào đầu tuần này, phóng viên người Ecuador, Lenin Artieda đã lo ngại nó có thể cho máy tính của mình nếu cắm nó vào. Nhưng sau đó, trí tò mò và hy vọng về khả năng nhận được một câu chuyện thú vị đã khiến anh quyết định cắm nó vào máy tính của mình. Nhưng thật bất ngờ, ngay khi anh làm vậy, thiết bị lưu trữ nhỏ này đã phát nổ.
Theo sĩ quan cảnh sát Xavier Chango, ổ USB này chứa một lượng chất nổ nhỏ và có thể là chất RDX. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường (PDF), chất RDX còn gọi là T4, được lực lượng quân sự nhiều quốc gia trên thế giới "sử dụng như làm thuốc nổ cho kíp nổ hoặc trộn với các loại chất nổ khác, như TNT."
Khối thuốc nổ chứa trong USB này có hình viên nang dài khoảng 1cm, nhưng thật may cho Artieda, chỉ một nửa trong khối thuốc nổ đó được kích hoạt khi USB cắm vào máy tính. Có lẽ vì vậy, Artieda chỉ bị thương nhẹ ở tay và mặt, ngoài ra không có ai khác bị thương.
Đáng nói hơn, không chỉ Artieda, nhiều phóng viên khác ở Ecuador cũng nhận được bưu kiện chứa USB phát nổ này. Theo Fundamedios, một tổ chức phi lợi nhuận về truyền thông tại Ecuador, vào thứ Hai tuần trước, 4 phong bì thư chứa những USB này còn được gửi cho 2 phóng viên ở thủ đô của Ecuador và 2 phóng viên khác ở Guayaquil.
Theo Fundamedios, Álvaro Rosero, một phóng viên cho kênh radio EXA FM, cũng nhận được một bì thư chứa USB vào ngày 15 tháng Ba vừa qua. Anh này sau đó đưa cho nhà sản xuất và nó được nối vào một adapter trước khi cắm vào máy tính. Thật may cho trạm phát radio này khi USB đó không phát nổ. Cảnh sát cho biết, USB này cũng chứa thuốc nổ nhưng dường như nguồn điện từ adapter của nhà sản xuất quá yếu nên không đủ để kích hoạt nó.
Việc cắm USB không đúng cách dường như cũng giúp phóng viên Milton Pérez thoát khỏi vụ nổ khi chiếc USB gửi đến anh không được kích hoạt. Cảnh sát cũng chặn được một USB khác khi gửi đến phóng viên Carlos Vera ở Guayaquil và thực hiện một vụ nổ "có kiểm soát" đối với một USB khác được gửi đến phóng viên Mauricio Ayora cũng tại thành phố này.
Cho đến nay vẫn chưa rõ mục đích của nhóm tội phạm khi gửi các USB chết người này là gì, nhưng nhiều quan chức Ecuador cho rằng chiến dịch này là một nỗ lực nhằm đe dọa các nhà báo. Báo cáo của BBC cho biết, thành phố Guayaquil – đích đến của 3 trong số các USB này – gần đây đã hứng chịu một đợt bùng phát bạo lực khi tội phạm băng đảng và cuộc chiến ma túy vượt ngoài tầm kiểm soát.
Tham khảo Arstechnica