“Gừng già” Ý
Đó mới chỉ là lần đầu tiên Pennetta lọt vào chung kết 1 giải Grand Slam, và cô cũng vô địch luôn, trở thành tay vợt nữ người Ý đầu tiên giành danh hiệu tại US Open khi đánh bại chính đồng hương của mình Roberta Vinci. Từ hạng 26 thế giới, giờ nhà tân vô địch đã đứng thứ 8 trên BXH WTA. Trước đó, thành tích tốt nhất của Pennetta tại các giải Grand Slam là lọt vào tới bán kết US Open 2013 và tứ kết Australian Open 2014. Trước khi tới New York, phong độ của cô cũng chẳng khá gì. Pennetta chơi 32 trận nhưng để thua tới 15 trận. Thế rồi đùng 1 cái cô thắng liền lúc 7 trận trước những đối thủ khó như cựu vô địch US Open Samantha Stosur, tay vợt từng 2 lần lên ngôi Wimbledon Petra Kvitova rồi hạt giống số 2 Simona Halep. Đối thủ của Pennetta ở trận chung kết là Vinci, tay vợt còn chẳng được xếp loại hạt giống nhưng lại loại được nhà vô địch 3 năm liên tiếp Serena Williams ở bán kết.
Và ở tuổi 33, Pennetta cũng chọn luôn thời khắc vinh quang nhất ấy để nói lời từ giã quần vợt sau khi trở thành tay vợt nữ nhiều tuổi nhất giành danh hiệu Grand Slam đầu tiên kể từ kỷ nguyên mở rộng với lời nói ngắn gọn: “Tôi nghĩ sẽ không có lời chia tay nào tốt hơn là vào lúc này, ngay bây giờ”.
Trường hợp của Vinci cũng không khác mấy. Trước US Open năm nay, thành tích tốt nhất của cô tại các giải Grand Slam là lọt vào tứ kết cũng tại Flushing Meadows các năm 2012, 2013. Sau khi lọt vào chung kết giải năm nay, cô đã leo từ bậc 43 lên 19 trên BXH WTA. Dù không giành chức vô địch như Pennetta nhưng cô đã tạo ra cú sốc ngang ngửa thế khi loại Serena thuyết phục sau 3 set với các tỷ số 2-6, 6-4, 6-4. Vinci không chỉ “kết liễu” những tham vọng san bằng các kỷ lục của Steffi Graf của Serena mà còn chứng minh cho người hâm mộ thấy rằng tay vợt người Mỹ không thực sự “độc cô cầu bại”, rằng quần vợt nữ còn nhiều điều thú vị không thể đoán trước. Một Serena sung mãn, tự tin, lại được thi đấu trên sân nhà đã không thể vượt qua 1 tay vợt không được xếp loại hạt giống.
Trận chung kết nữ US Open của những người Ý, của những người phụ nữ “đứng tuổi” tạo ra một không khí hoàn toàn khác. Pennetta 33 tuổi 6 tháng, Vinci kém đúng 1 tuổi.
Quần vợt Ý còn có một “hiện tượng” kiểu như Pennetta và Vinci. Hãy nhớ lại tay vợt nữ đầu tiên giành Grand Slam của họ - Francesca Schiavone. Ở Roland Garros 2009, cô đứng tận thứ 50 thế giới và còn bị loại ngay từ vòng 1. Thế mà chỉ đúng 1 năm sau, cũng tại Paris, Schiavone lúc ấy đã 30 tuổi đã loại những hạt giống đầu như Li Na, Caroline Wozniacki và Elena Dementieva để lần đầu lọt vào chung kết một giải Grand Slam. Và tại đó, cô đánh bại Samantha Stosur 6-4, 7-6 (2) để trở thành tay vợt nữ nhiều tuổi nhất vô địch Grand Slam kể từ năm 1969. Kể từ đó đến nay, Schiavone không còn tỏa sáng nữa, nhưng cô cũng giành thêm 2 danh hiệu khác trong tổng số 6 chức vô địch đã giành được trong sự nghiệp của mình. Tức là, chỉ trong 5 năm khi đã ngoài 30, Schiavone thành công hơn phần lớn quãng đường trước đó.
Điểm chung của cả 3 tay vợt này là họ chỉ thành danh khi sự nghiệp đã ở bên kia và tuổi tác không còn cho phép họ đạt thể lực sung mãn nhất nữa, trái ngược hoàn toàn với quần vợt nữ Nga và cả Đông Âu – nơi vốn sản sinh ra nhiều tài năng trẻ xuất chúng sớm nở rộ.
Sớm “phát tài”, sớm lụi tàn
Trước Maria Sharapova, làng quần vợt từng “chao đảo” vì tài và sắc của Ana Kournikova. Ở tuổi 16, cô đã lọt vào bán kết Wimbledon, làm người ta mơ về một Martina Hingis tài sắc vẹn toàn thứ 2. Nhưng đó là điều tốt nhất mà Kournikova thể hiện được trên sân đấu ở nội dung đánh đơn. Suốt cả sự nghiệp thăng trầm của mình, cựu tay vợt người Nga không giành nổi 1 danh hiệu nào dù từng có thời điểm cô đứng thứ 8 thế giới. Danh tiếng của Kournikova được biết đến qua những câu chuyện đời tư, như chuyện tình ái với nam ca sĩ Enrique Igesilas, những hình ảnh quảng cáo bikini, đồ lót nóng bỏng, cùng lắm là những chức vô địch Grand Slam ở nội dung đánh đôi với Hingis. Năm 21 tuổi, Kournikova giải nghệ.
Svetlana Kuznetsova cũng từng là tài năng trẻ sáng giá của quần vợt Nga. Ở tuổi 19, cô đã vô địch US Open 2004. Bốn năm sau, tại Roland Garros, Kuznetsova cũng giành danh hiệu. Nhưng càng ngày, Kuznetsova càng mờ nhạt dần trong trí nhớ người hâm mộ. Năm 2007, khi mới 22 tuổi, cô đã xếp thứ 2 thế giới và giữ vị trí này trong suốt 24 tuần nhưng bây giờ, cô chỉ còn đứng thứ 24 và vừa bị loại ngay từ vòng 1 US Open. Mà thực ra, không chỉ riêng tại New York, ở Australian Open, Roland Garros Wimbledon năm nay, Kuznetsova cũng không thể vượt qua quá vòng 2. Chấn thương đã cô mất phong độ từ mùa giải 2012.
Với sự thành công của những Sharapova, Petra Kvitova, Lucie Safarova như hiện nay, quần vợt nữ của các nước Đông Âu vẫn được coi là đầu bảng. Họ đều thành công từ khi còn rất trẻ nhưng không phải ai cũng giữ được phong độ và danh tiếng như Sharapova. Trong khi quần vợt nữ của Ý thì hầu hết các tay vợt khá vô danh khi còn trẻ, nhưng lúc đã đứng bên kia sườn dốc sự nghiệp thì họ lại gây sốc với những chức vô địch Grand Slam. Âu đó cũng là một điểm thú vị bất ngờ của quần vợt nữ trong thời điểm mà không ít người đã cảm thấy chán ngán với sự thống trị của Serena Williams.
3 "không" với trang phục tennis Không chỉ khi đi chơi, đi dạo phố, dã ngoại… bạn mới cần ăn mặc đẹp mà ngay cả khi chơi thể thao, trang phục và các phụ kiện cũng rất quan trọng, nhất là với tennis. Điểm quan trọng nhất vẫn là các trang phục nhẹ, thoáng khí. Và khi chọn trang phục để chơi tennis, bạn cần phải thuộc quy tắc ba "không" gồm: Không quần áo quá chật; Không chất liệu vải không thấm mồ hôi và không phù hợp với vóc dáng của mình. Các bạn nam có thể chọn quần sooc, quần lửng đủ màu sắc, còn các bạn nữ mặc áo thun sát nách, váy… Với bạn gái, để không bị gặp “sự cố”, bạn nên chọn loại váy có lớp quần may đệm bên trong ( quần váy tennis nữ ), vừa thoải mái khi cử động, lại vừa không bị “hớ”. Màu sắc và hình thức của trang phục cũng rất quan trọng! Với bạn hơi mảnh khảnh thì bộ đồ bó sẽ là "kẻ thù", còn với những người hơi mập thì bộ đồ thể thao rực rỡ hay kẻ sọc ngang sẽ lấy mất sự tự tin của bạn khi luyện tập. |
Yến Nhi
Tags