(Thethaovanhoa.vn) - Bóng đá Việt Nam vẫn cần một “Hội nghị Diên hồng” đúng nghĩa. Ở đó, Bộ VH,TT&DL, Tổng Cục TDTT, VFF phải chủ trì điều hành hội nghị. Chỉ có thế mới mong tập trung được nhiều trí tuệ giúp cho bóng đá nước nhà tìm được đường sáng.
- HLV Lê Thụy Hải tố việc 'ngồi nhầm chỗ' ở VFF, Quảng Nam có thể vắng mặt ở giải châu Á
- VFF nhắm cựu bác sỹ tuyển Thái Lan
- HLV Mai Đức Chung khen ông Park, VFF chia tay chuyên gia thể lực người Đức
Từ V-League…
Nếu tính cột mốc V-League 2012, mùa giải đầu tiên VPF thay thế cho VFF tổ chức các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam đến nay, so với giai đoạn trước đó, dù nhiều nỗ lực nhưng VPF chưa tạo được nhiều khác biệt. Điều dễ cảm nhận nhất là số lượng khán giả đến sân giảm sút nghiêm trọng; các sai số của đội ngũ trọng tài thậm chí trở thành vấn nạn và chất lượng chuyên môn, tính cạnh tranh của giải đấu cũng đi xuống vì nhiều lý do khách và chủ quan.
Thật tiếc, khi dưới thời VPF, hình ảnh các trận đấu ở V-League có thể nói là đã tìm đến tận nhà người xem, bằng công nghệ truyền hình được phủ sóng. Giải thưởng cho chức vô địch cũng được luỹ tiến từ vài trăm triệu lên đến vài tỷ đồng. Nếu như VPF được hoạt động tối đa công suất, giành quyền tự quyết, có thể câu chuyện đã khác.
Đến thời điểm này, có thể thấy VPF và VFF đã đi những nước cờ chưa chuẩn. Ví như việc hạn chế các suất đăng ký ngoại binh, cũng như "Tây" nhập tịch/CLB ở V-League và giải hạng Nhất, bắt đầu được khởi xướng và tiến hành từ mùa giải 2012, đã mang lại rất nhiều hệ luỵ. Vào thời điểm đó, để tăng chất cho ĐTQG và tạo điều kiện phát triển cầu thủ trẻ, người ta thậm chí đã đề xuất phương án thành lập đội tuyển U22 Việt Nam để đá V-League, hòng "đón lõng". Ý tưởng bắt đầu từ thành công của U22 Việt Nam ở giải U21 quốc tế Báo Thanh Niên 2012, cũng là năm đại bại của ĐTQG tại AFF Cup trên đất Thái.
Rất nhiều những đề xuất được đưa vào thử nghiệm và nó đi ngược với sự phát triển chung của bóng đá thế giới. Chất lượng đào tạo của Việt Nam, chưa thể giúp nền bóng đá và các giải đấu tự cường, thì việc "bế quan toả cảng" hạn chế nguồn chất xám ngoại lực, là một sai lầm lớn. Các ngoại binh nhập tịch cũng chỉ còn rất ít đất dụng võ, quả có phần thiếu công bằng ở nhiều khía cạnh về quyền con người, công dân. Và ngoài ra, điều tai hại là nhà tổ chức lại không nghĩ cần phải thay đổi, phải sửa sai. Ví như hệ thống giải đấu với 14 CLB ở V-League và chỉ 7-8 đội bóng ở giải hạng Nhất, hạng Nhì và hạng Ba cũng rất lèo tèo, hệt như kim tự tháp ngược trong mô hình phát triển, tại sao không thay đổi?!
Tóm lại, chất lượng chưa tốt cùng những biểu hiện tiêu cực ở V-League còn nhiều khiến cho chỉ số niềm tin ở giải đấu cao nhất đang đi xuống.
… Đến các ĐTQG
Hệ thống đào tạo trẻ và đặc biệt là hệ thống các giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia sẽ quyết định cơ thể, sức sống và năng lực chinh phục của các ĐTQG. Về điều này, nếu tính trong 10-15 năm đổ lại đây, rõ ràng chúng ta đang "tịnh tiến lùi", từ thành tích đến vị thế của bóng đá Việt Nam trên trường quốc tế.
Trước khi VPF nhận lại quyền tổ chức các giải đấu chuyên nghiệp, B.Bình Dương đã tạo được nấc thang "vô tiền khoáng hậu": Lọt đến bán kết AFC Cup 2009. Cũng trong năm đó, đội tuyển U23 Việt Nam vào tranh chung kết SEA Games trên đất Lào, điều tưởng như đương nhiên nhưng đến tận bây giờ vẫn chưa thể lặp lại. Trước đó nữa, đội tuyển Việt Nam thậm chí đã lần đầu lên đỉnh Đông Nam Á ở AFF Cup 2008, lọt vào đến tứ kết ASIAN Cup 2007, đi đến Vòng loại cuối cùng Olympic Bắc Kinh 2008, hạ đệ tứ anh hào thế giới Hà Quốc ở Muscat, Oman..., hàng loạt những kỳ tích đã và sẽ đi vào biên niên sử.
Lỗi không hoàn toàn thuộc về VPF, nhưng như đã khẳng định, chất lượng các ĐTQG phụ thuộc trực tiếp vào chất lượng CLB và hệ thống giải đấu, đào tạo.
Sự nở rộ của các Học viện - Trung tâm đào tạo trẻ (đào tạo gà nòi) và hệ thống bóng đá Học đường, phong trào nở rộ trong một đôi năm qua, là tốt. Nhưng một khi môi trường và chất lượng V-League không được cải thiện, chúng ta khó đưa nền bóng đá cất cánh. Bởi, các ĐTQG, nhất là ĐTQG mới là thước đo trình độ nền bóng đá phát triển ở mức độ nào.
Vậy nên, rất cần tổ chức một “Hội nghị Diên Hồng bóng đá” đúng nghĩa. Mặt khác, trước thềm Đại hội VFF khóa mới, công tác chuẩn bị nhân sự cần được đặt làm kế hoạch trọng tâm từ nay đến cuối năm.
1. Lần đầu tiên trong lịch sử của mình, Quảng Nam lên ngôi cao nhất ở giải vô địch quốc gia V-League. 2. Mùa thứ 2 liên tiếp ngôi vô địch V-League được xác định bởi chỉ số phụ khi 2 đội đứng đầu có cùng điểm. Năm ngoái CLB Hà Nội đứng trên Hải Phòng do hơn hiệu số bàn thắng bại khi 2 bên có cùng 50 điểm. Mùa này Quảng Nam vô địch khi hơn Thanh Hóa thành tích đối đầu khi có cùng 48 điểm. 5. Sau 5 năm chức vô địch sân chơi cao nhất quốc gia mới trở lại miền Trung sau lần lên ngôi của Đà Đẵng năm 2012. |
Tùy Phong
Tags