(Thethaovanhoa.vn) - HLV Trương Việt Hoàng đã có những chia sẻ đầy kinh nghiệm về chuyện hợp đồng chuyên nghiệp của cầu thủ Việt Nam với báo Thể thao & Văn hóa.
- HLV Trương Việt Hoàng: 'Hết bài thì HLV Miura nên nghỉ'
- Chuyên gia Vũ Mạnh Hải: HLV Trương Việt Hoàng ấn tượng nhất
- HLV Trương Việt Hoàng: Này cố nhân ơi!
- HLV Trương Việt Hoàng: 'Tôi và Huỳnh Đức là chiến hữu'
- HLV Trương Việt Hoàng ủng hộ 'cooling breaks'
* Thưa ông, điều quan trọng nhất các cầu thủ phải lưu ý khi ký kết hợp đồng chuyên nghiệp là gì?
- Theo tôi, điều quan trọng nhất mà cầu thủ phải lưu ý khi ký hợp đồng là chuyện lương bổng, quyền lợi của họ. Họ ký hợp đồng thu được gì, CLB thu được gì, thời gian, lương thưởng ra sao là những điều cầu thủ phải chú ý. Lương là chi tiết quan trọng nhất của hợp đồng.
* Ông có thể cho biết ai là người trực tiếp hỗ trợ cầu thủ trong việc ký hợp đồng chuyên nghiệp?
- Vai trò người thương thảo hợp đồng ở các CLB Việt Nam là không rõ ràng. Có khi, HLV trưởng cũng là người phải trực tiếp thương thảo hợp đồng. Vai trò phân định rạch ròi giữa HLV trưởng và người quản lý đội không rõ khiến cho chúng ta không biết ai là người lo chuyện chuyển nhượng của đội bóng.
Hiện tại, có rất nhiều HLV khi ký hợp đồng cho cầu thủ cũng quan tâm tới chuyện tiền hoa hồng, tiền môi giới cho mình là bao nhiêu. Bản thân tôi cũng đã tư vấn hợp đồng cho nhiều cầu thủ nhưng chưa bao giờ để chuyện đó xảy ra với mình.
* Theo ông, bất cập lớn nhất trong việc ký kết hợp đồng của các cầu thủ Việt Nam là gì?
- Tôi nghĩ một trong những điều bất cập của chuyện ký hợp đồng chuyên nghiệp trong bóng đá Việt Nam là cầu thủ gần như không biết một tí gì về chuyện hợp đồng. Cầu thủ có hiểu biết rất kém về chuyện này. CLB hay phải làm việc với người đại diện của các cầu thủ và thường xuyên phải mất hoa hồng cho họ. Người đại diện sẽ thay cầu thủ làm mọi thứ và ăn hoa hồng.
* Nhưng cầu thủ cũng có “đường lùi” bằng các điều khoản phá vỡ hợp đồng chứ?
- Đúng, bóng đá Việt Nam cũng có những điều khoản phá vỡ hợp đồng. Cầu thủ chỉ cần trả tiền theo đúng như điều khoản là có thể ra đi. Mọi việc cứ theo đúng luật mà làm.
Nhưng hợp đồng chuyên nghiệp rất khác hợp đồng đào tạo trẻ. Trước tuổi 23, cầu thủ có trách nhiệm phải cống hiến cho đội bóng. Sau đó, họ có quyền ra đi. Khi đó, họ mới có thể đòi hỏi các hợp đồng có giá trị lớn hơn từ các đội bóng khác.
Hợp đồng không phải là việc của HLV HLV trường Hà Nội T&T Phan Thanh Hùng tin rằng các CLB cần có những nhà quản lý riêng chuyên trách chuyện hợp đồng và chuyển nhượng cầu thủ. Cựu HLV trưởng đội tuyển Việt Nam khẳng định mình không can thiệp và chuyện hợp đồng đồng thời cho rằng đây không nên là công việc của các HLV: “Cầu thủ có quyền quyết định hợp đồng của họ, công việc của họ. Họ chọn CLB này hay CLB khác. Tôi là HLV của cầu thủ. Tôi chỉ định hướng cho các cầu thủ về những suy nghĩ chuyên môn. Nếu họ gặp tôi, tôi sẽ nói cho họ biết về chuyên môn của họ. Họ chơi cho đội này mạnh điểm này, đội kia mạnh điểm khác. Đội này phát huy được cho họ, đội khác thì không. Còn chuyện thương thảo hợp đồng không phải là việc của HLV. Tôi hầu như không có liên quan gì tới chuyện tương lai của các cầu thủ. Tôi cũng chẳng biết gì về chuyện hợp đồng. Đó là việc của người quản lý”. |
Thể thao & Văn hóa
Tags