(Thethaovanhoa.vn) - Để nuôi đội hạng Nhất mỗi mùa tiêu tốn khoảng 30 tỉ đồng. Đôi khi, phải đá mấy mùa mới thăng hạng V-League. Mà cũng không chỉ thế. Làm bóng đá là phải có kinh phí từ khi tuyển chọn đào tạo trẻ, tham gia hàng loạt giải đấu trong hệ thống quốc gia. Cũng không phải cứ muốn thăng hạng là được. Vì còn có cạnh tranh.
- CLB Hà Nội chuyển trụ sở vào TP.HCM: 'Dị tật' của nền bóng đá
- CLB Hà Nội sau nỗi buồn là'chiến đấu'
- 'CLB Hà Nội có đổi gì chúng tôi vẫn yêu'
Nhiều CĐV Sài thành được hỏi về việc có hào hứng với việc CLB Hà Nội sẽ chuyển hộ khẩu vào TP HCM, lấy sân Thống Nhất làm sân nhà ngay trong vài tuần tới hay không thì họ đã trả lời là không.
Không phải vì ở TP HCM có quá nhiều thứ để giải trí. Cũng không phải vì họ đang có quá nhiều CLB để cổ vũ. Mà trái lại. TP HCM đang là vùng trắng V-League, giống như Hà Giang, Lào Cai hay Cà Mau, Tiền Giang.
Người Sài thành (dù là gốc hay ngụ cư) đều có tiếng là cởi mở, dễ chấp nhận cái mới. Vậy mà với bóng đá, nhất định không yêu những đội ngụ cư. Hoặc có, thảng cũng lác đác như trong quá khứ.
Bóng đá Việt Nam quả thực có nhiều chuyện khó giải thích. Như chuyện Nam Định, nơi có cái sân Thiên Trường có mặt sân đẹp nhất Việt Nam thì hơn nửa thập kỷ qua vẫn chưa thăng hạng. Như nhiều người làm mãi không thành công, còn bầu Hiển chạm vào đâu cũng có thành tích. Nếu không phải là chủ, thì ông cũng có tài trợ với 4 đội bóng ở V-League là Hà Nội T&T, SHB Đà Nẵng, Hà Nội FC và cả QNK Quảng Nam.
Người Việt vốn thích những cái "khủng", hoặc cái gì cũng phải là nhất. Câu hỏi xưa nay có món quà nào khủng nhất Việt Nam phải chăng có câu trả lời chính là những Viettel, Hà Nội FC tặng những địa phương khác nguyên cả đội bóng lẫn suất chơi chuyên nghiệp?
Chúc quý vị cuối tuần vui vẻ!
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần
Tags