(Thethaovanhoa.vn) - Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã thực hiện 2 năm. Để đánh giá được mức độ hiệu quả đến đâu cũng như những tồn tại, vẫn là bài toán hóc búa của ngành thể thao. Phóng viên Hữu Quý- Thể thao & Văn hóa cùng trò chuyện với cây viết thể thao nổi tiếng, nhà báo Nguyễn Nguyên (Báo Pháp luật TP.HCM), xung quanh chiến lược này.
- Hội nghị Diên hồng và chuyện đội hình phát triển của AFC
- HLV Lê Thụy Hải: 'Hội nghị Diên Hồng, chậm còn hơn không'
- Chuyên gia Lê Thế Thọ: 'Tổ chức Hội nghị Diên Hồng' để xoa dịu dư luận thì nên dừng'
- Bóng đá Việt Nam vẫn cần một 'Hội nghị Diên Hồng'
- Cần một 'Hội nghị Diên Hồng' cho bóng đá Việt Nam
- Nhà báo Nguyễn Nguyên: Cá nhân tôi cho rằng “Hội nghị Diên Hồng bóng đá” để làm gì khi năm 2013 chúng ta đã tổ chức để cho ra đời chiến lược. Lúc này, cần mổ xẻ chiến lược đó đang nằm ở đâu? Nó đã thực hiện kết quả như thế nào. Bởi làm cái mới mà bỏ qua cái cũ là quá phí và tốn kém. Trong khi, làm cái mới chưa chắc đã cụ thể như cái cũ bởi cái cũ là trí tuệ của nhiều “bộ óc” từ Bắc vô Nam. Không thể cứ thích thì làm trong khi đó những cái trước đây không có tính kế thừa.
*Hữu Quý: Người Việt ham học nhưng có cái tật là học không đến nơi đến chốn. Với bóng đá cũng học rất nhiều, nhưng vẫn giậm chân tại chỗ, phải nói là “loạn đao pháp"?
- Nguyễn Nguyên: Tôi đồng ý. Từ năm 1995, nhiệm kỳ 2, VFF đã cắp cặp đi học giải chuyên nghiệp Hàn Quốc rồi. Từ đó đến nay học biết bao nhiêu lần nhưng chưa ứng dụng được cái gì hay ho của người ta hết. Tôi nghĩ đi học để làm gì khi cái cần thiết phát triển nhất là bộ máy của mình và sự phát triển đúng nghĩa CLB chuyên nghiệp của các CLB thì mình lại không làm. Theo tôi, cần hoàn thiện những cái của mình từng học và đang có cho tốt đã, rồi hãy đi học.
Năm 1995, mình đi học K-League, thời đó tôi nhớ phía Hàn Quốc “dạy” chúng ta rằng giải VĐQG nên chỉ 6 đội chuyên nghiệp, có 6 tập đoàn lớn chống lưng. Bởi vì họ xác định chỉ có tập đoàn lớn mới đủ sức xây dựng các CLB chuyên nghiệp một cách đích thực. Các vị học về cũng xây dựng nhưng cũng bỏ vào ngăn kéo vì nói mình theo không được.
Năm 2014 mình học Nhật Bản nhưng có giải quyết được các vấn đề mong muốn từ bóng đá Nhật. Có học nhưng không có hành, hoặc hành không đến nơi đến chốn. Tóm lại, việc đi học của quan chức bóng đá ta là để các vị đi du lịch, để ban phát mưa móc là chính.
*Anh có nghĩ nền tảng bóng đá Việt Nam là không tệ, khi trước đây cả miền Bắc và miền Nam đều có nhiều CLB mạnh, nhiều ngôi sao tên tuổi vượt ra khỏi khu vực?
- Nguyễn Nguyên: Đúng. Tiếc rằng các thế hệ những người làm bóng đá sau này đã không biết trân quý truyền thống hào hùng, để đưa nền bóng đá đi lên.
* Hữu Quý:Chúng ta đang học theo lối chơi Nhật Bản. Ông Miura là người Nhật nhưng ông lại theo trường phái bóng đá Đức, thực dụng, cổ điển. Ở Nhật ông bị coi là có chiến thuật phòng thủ cứng nhắc trong khi bóng đá Nhật từ xưa đã học theo Brazil. Hơn một chục HLV ngoại về, và thêm Miura, chúng ta vẫn chưa xây dựng thành công một lối- chơi- Việt Nam?
- Nguyễn Nguyên: Đấy cũng là loạn đao pháp! Lối chơi, chiến thuật, bản sắc của các đội tuyển VN không ổn định.
Nhưng quan trọng người Nhật có thừa nhận ông Miura hay không. Một phần cần quay lại ý kiến của ông Lê Thụy Hải khi sang Nhật cùng B.Bình Dương hỏi ông Miura là ai. Một số CLB ở Nhật họ không thừa nhận Miura bởi triết lý bóng đá của ông ấy khác.
* Hữu Quý: Câu chuyện VFF vẫn bảo vệ HLV Miura hết mực, bất chấp dư luận đặt dấu hỏi về năng lực của ông, thông qua thời gian và thành tích? Anh nghĩ có lý do gì?
- Nguyễn Nguyên: Thực sự tôi không cho vấn đề nằm ở Miura, mà tôi suy nghĩ nhiều ở cách chọn Miura. Cách chọn HLV này là của vài ba con người chứ không phải tập thể. Gần như không có sự sàng lọc yếu tố chuyên môn ở đây. Đến Phó Chủ tịch Hội đồng HLV Quốc gia Nguyễn Sỹ Hiển nói, nếu báo cáo của ông đưa ra cho báo chí là VFF “vỡ mật”!
Vì hôm họp quyết định chọn HLV Miura, ông Sỹ Hiển phân tích theo khía cạnh của người chuyên môn, ông gạch đầu dòng mấy vấn đề và kết luận Miura không phù hợp. Người có chuyên môn nhất gạt, nhưng vài vị còn lại vẫn chọn Miura vì lý do tài trợ hay gì đó, thì đúng là nghịch lý. Cách chọn không hợp lý, không xây dựng theo đúng chiến lược của mình.
* Hữu Quý: Cảm ơn anh và chúng ta sẽ còn trở lại với các chuyên đề sau!
Đây là nhiệm kỳ có sự đổi mới, xã hội hóa thành phần lãnh đạo VFF mạnh mẽ, các doanh nghiệp vào điều hành nền bóng đá. Dư luận trước đây có suy nghĩ các doanh nghiệp vào điều hành họ sẽ bỏ tiền vào bóng đá, sẽ tốt hơn về tài chính. Nhưng rõ ràng hơn một năm nay doanh nghiệp không bỏ tiền, nhưng họ điều hành nền bóng đá theo kiểu những ông chủ hoặc những nhà làm kinh tế, trong khi thu hoạch về kinh tế không cao. Nguy hiểm nhất là những doanh nghiệp làm bóng đá họ thường có những biến tướng khác thường, họ không tận dụng, trân trọng trí tuệ, chất xám, tâm huyết của những nhà chuyên môn. Nhìn bộ máy VFF hiện nay, kể cả các phòng, ban, còn bao nhiêu người là có chuyên môn thực thụ, để lý giải chúng ta khó thực hiện bất cứ chiến lược đúng đắn nào - Nhà báo Nguyễn Nguyên. 3. Việt Nam đang có 3 học viện bóng đá được coi là đạt tiêu chuẩn là HAGL JMG, PVF và Viettel. Nhưng như thế là quá ít và đây cũng chỉ là những học viện nhỏ lẻ chưa thể “cứu” cả 1 nền bóng đá. 30. VPF Dự kiến dự thu từ bản quyền truyền hình là 30 tỷ đồng năm 2016, dự thu mùa bóng 2016 là 131.135.000.000 đồng. 7.400. Đấy là trung bình lượt khán giả đến sân/ trận ở V-League 2015. Tổng số khán giả: 1.346.500 người. |
Hữu Quý (Thực hiện)
Thể thao & Văn hóa
Tags