Trước khi giải thích tại sao cũng nên nhắc đến Tây Ban Nha 2010 khi mà trận chung kết giữa họ với Hà Lan chỉ có khoảng 10 ngàn CĐV xứ bò tót sang Nam Phi. Nền kinh tế Tây Ban Nha lúc đó chìm trong khủng hoảng. Nhưng người ta không kỳ vọng vào một chiến thắng sẽ như một cái nhấn phím F5 trên máy tính để “làm tươi” tất cả.
Hay ở Anh với Italy, hai quốc gia cũng mê mệt với bóng đá nhưng họ không đặt vấn đề là thất bại ngay từ vòng bảng đầy tủi hổ sẽ làm người ta quay sang chú ý tới các vấn đề khác trong xã hội.
Còn trở lại với Brazil, người ta đang nói về việc nếu như đội tuyển thất bại thì chính phủ của nữ Tổng thống Dilma sẽ phải đối diện với nhiều vấn đề, từ xã hội cho tới kinh tế và cả chính trị.
Có những thực tế hiển hiện rằng kinh tế Brazil đang thả dốc không phanh, 6 tháng liên tiếp tốc độ tăng GDP suy giảm, nay chỉ còn khoảng 1,07%. Dự kiến trong năm tiếp theo tăng trưởng chưa thể khá lên được.
Thực tế đáng lo ngại này sẽ chi phối tới cuộc bầu cử Tổng thống sẽ diễn ra vào tháng 10 này, và cơ hội tái đắc cử của nữ Tổng thống Dilma sẽ chỉ được vớt vát khi tuyển Brazil vô địch.
Người Brazil theo chủ nghĩa hoài nghi. Việc Tổng thống Dilma lập tức gửi điện chúc mừng cả đội Brazil sau chiến thắng nghẹt thở trước Chile, rồi lại ân cần hỏi han chấn thương của Neymar chính là biểu hiện bà đang trông đợi vào cái phao bóng đá khi mà người dân ở đây quá đam mê bóng đá.
Có một đam mê nữa cũng dễ làm người Brazil quên hết sự đời ấy là uống bia. Mặt trái của uống bia ở World Cup lần này không phải là chuyện các CĐV say xỉn, vì nếu ai đó năm lần xếp hàng mua bia ở các quầy bán trong sân bóng sẽ mất khoảng thời gian dài gần bằng trận đấu (xếp hàng quá dài).
Các quán bar sang trọng hay quán bình dân xây quầy bar bằng gạch tráng men giống nhau ở một chỗ là đều bán bia từ trưa tới tối.
Bia đa phần rót vào những chiếc ly lỡ cỡ như để uống trà ở Việt Nam nhưng không có nghĩa là người Brazil uống kém mà họ thích lai rai triền miên.
Brazil chính là cường quốc số 3 thế giới về bia, sản xuất 13 tỉ lít bia trong năm 2012 và mỗi người uống trung bình năm là hơn 62 lít.
Nếu so với các nước phát triển chắc cũng chỉ có một vài nước bán, mua và uống bia dễ như ở Brazil, bởi ở đây tôi chưa từng gặp người bán bia hỏi tuổi khách hàng (quy định phải trên 18 tuổi), và ai cũng có quyền bán bia (thay vì phải xin giấy phép).
Mà bia lại rẻ nếu như mua từ siêu thị một lon chỉ có giá bằng một nửa vé xe bus, tới quán bình dân thì tăng gấp 2 gấp 3, còn ra quán bar sang trọng giá mới tăng chừng gấp 4 gấp 5.
Dễ và nhiều nên người Brazil cũng uống bia và quên hết sự đời.
Nhưng, trong ba cái thú quen thuộc là bóng, bia và báo thì cái cuối cùng đang mai một trong nếp sinh hoạt hàng ngày của người Brazil dù cho báo chí ở đây hiện đại và chuẩn mực không kém bất cứ xã hội phát triển nào (thuê trực thăng để tác nghiệp là chuyện thường).
Nhưng cũng may là người Brazil giờ ít đọc báo giấy, chứ nếu đọc nhiều thì họ lại tỉnh ra bởi truyền thông ở đây nếu đã chỉ trích là không chừa một ai n
Phạm Tấn (Từ Brasilia)
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần
Tags