Tìm hiểu về viêm phổi - căn bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ

Thứ Năm, 25/04/2019 11:41 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Viêm phối là một căn bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ. Đây là nguyên nhân chủ yếu đưa đến nhập viện và tử vong ở trẻ bị nhiễm hô hấp cấp tính. Vừa qua, bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long đã tiếp nhận và điều trị thành công cho một bệnh nhi 2 tháng tuổi bị viêm phổi nặng dẫn đến nhiễm trùng huyết.

Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long: Cải tiến linh hoạt để chuẩn đoán và điều trị thành công cho bệnh nhân suy nút xoang

Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long: Cải tiến linh hoạt để chuẩn đoán và điều trị thành công cho bệnh nhân suy nút xoang

Vào ngày 10.04.2019, các bác sĩ thuộc ekip điện sinh lý & tạo nhịp Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long dưới sự hỗ trợ của TS. BS. Phạm Như Hùng (Chuyên gia về điện sinh lý học & tạo nhịp tim, Tổng Thư ký Hội Tim Mạch Can Thiệp Việt Nam, Giám Đốc TT Cấp Cứu & Can Thiệp Tim Mạch Bệnh viện Tim Hà Nội) đã thực hiện can thiệp đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn thành công cho bệnh nhân H.V.T (sinh năm 1937, quê quán Tỉnh Hậu Giang).

Vào lúc 23h ngày 27/03/2019, khoa Nhi bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long tiếp nhận bệnh nhi P.H.Q. (2 tháng tuổi, địa chỉ Quận Cái Răng,TP Cần Thơ). Bé nhập viện trong tình trạng đừ, thở rên rỉ, thở nhanh co lõm ngực, da nổi bông tím, nhịp tim nhanh 206 lần/phút, phổi nhiều rales. Qua thăm khám lâm sàng bé được chẩn đoán: Suy hô hấp cấp/Viêm phổi nặng - Theo dõi nhiễm trùng huyết.

Chú thích ảnh

Theo thông tin từ gia đình, khoảng 2 tuần trước, bé bắt đầu khò khè, bú ọc 2-3 lần/ngày, không sốt, vẫn còn bú tốt. Sau đó bé được gia đình đưa đi khám và lấy thuốc ở bác sĩ tư nhưng tình trạng bé không tiến triển. Khi bé có các dấu hiệu suy hô hấp, gia đình đã đưa bé đến cấp cứu tại bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long. Bé được ekip trực của khoa Nhi cấp cứu nhanh chóng, hỗ trợ hô hấp thở NCPAP (hô hấp áp lục dương liên tục qua mũi) và thực hiện khẩn các xét nghiệm cận lâm sàng với chỉ số procalcitonin (PCT) 4,57ng/ml, cao gấp 80 lần chỉ số bình thường. Đồng thời bé cũng được dùng kháng sinh bậc cao, qua điều trị tích cực, tình trạng bé tiến triển ngoạn mục và được dự kiến xuất viện vào ngày 04/04/2019.

Theo BS. Quách Thị Kim Phúc – BS chuyên khoa Nhi, bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long - trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 2 tháng tuổi, là nhóm tuổi có nguy cơ mắc và tử vong do viêm phổi cao nhất. Thông tin ghi nhận từ tổ chức y tế thế giới và UNICEF vào năm 2015 có khoảng 16% trẻ tử vong dưới 5 tuổi do viêm phổi và ước tính cứ 35 giây có một trẻ chết vì viêm phổi trên thế giới.

Bệnh xảy ra quanh năm nhưng hay gặp vào mùa thu đông và đầu xuân, chủ yếu lây truyền qua đường hô hấp. Nguyên nhân gây viêm phổi thay đổi tùy theo lứa tuổi, bao gồm virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng. Các tác nhân gây bệnh hay gặp: streptococcus pneumoniae, hemophilus influenzae type b, staphylococcus aureus, streptococcus group b, mycoplasma pneumoniae, respiratory syncytial virus,  influenza virus, adenovirus,…

Dấu hiệu lâm sàng bệnh viêm phổi:

Đa số viêm phổi ở trẻ lớn thường khởi đầu bằng sốt, ho, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (viêm mũi họng cấp). Nặng hơn có thể kèm theo khó thở, vã mồ hôi, rét run, mệt và bú kém. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể sốt hoặc không sốt thậm chí hạ thân nhiệt, bỏ bú và thường nhanh chóng bị suy hô hấp nặng.

Các biểu hiện nặng của bệnh:

Trẻ khó thở có nhịp thở nhanh theo lứa tuổi: dưới 2 tháng: ≥ 60 lần/phút, từ 2 đến 12 tháng: ≥50 lần/phút, từ 1 đến 5 tuổi: ≥ 40 lần/phút và trên 5 tuổi: ≥ 30 lần/phút.

Đặc biệt, khi trẻ có các biểu hiện như: tím tái, không uống được, li bì, khó đánh thức, co giật, suy dinh dưỡng nặng, phập phồng cánh mũi, co kéo cơ liên sườn, rút lõm lồng ngực, hõm ức thì sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng suy hô hấp cấp tính và có thể tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Chẩn đoán và điều trị bệnh:

Khi trẻ có các dấu hiệu của viêm phổi cần đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám đồng thời cần chụp X-Quang phổi để chẩn đoán xác định và đánh giá chính xác mức độ tổn thương phổi. Ngoài ra các xét nghiệm máu, cấy dịch tiết đường hô hấp cũng được tiến hành tùy thuộc vào mức độ của bệnh và để tìm căn nguyên gây bệnh.

Tùy thuộc vào lứa tuổi, nguyên nhân và mức độ bệnh. Bác sĩ sẽ cho trẻ uống hoặc tiêm kháng sinh và các thuốc điều trị hỗ trợ khác.

Cần nhập viện ngay khi trẻ có các dấu hiệu sau:

Trẻ có sốt, ho, khò khè, thở nhanh co lõm ngực, đặc biệt trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Trẻ không thể uống đủ thuốc.

Nôn nhiều, ăn uống kém.

Điều trị ngoại trú thất bại khi trẻ có dấu hiệu không thuyên giảm hoặc nặng lên sau 48-72 giờ điều trị

Gia đình xa trung tâm y tế hoặc nhập viện theo yêu cầu.

Phòng ngừa bệnh viêm phổi

Cho trẻ được bú mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu và có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý.

Trẻ bị viêm phổi chủ yếu do trẻ bị nhiễm từ cộng đồng (trong gia đình hoặc bên ngoài). Do vậy, cần tạo cho trẻ có môi trường sống trong lành: không khói thuốc lá và các ô nhiễm khác.

Tránh tiếp xúc đám đông, đặc biệt người ốm có dấu hiệu hắt hơi, sổ mũi, đau họng, ho…, chủ động phòng ngừa: đeo khẩu trang khi cần, rửa tay thường xuyên.

Trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch theo qui định. Tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh đặc hiệu, nhằm tạo cho trẻ có miễn dịch chủ động chống lại bệnh tật khi bị lây nhiễm, góp phần tạo nên cơ thể khỏe mạnh, giảm nguy cơ viêm phổi và các bệnh tật khác.

Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long đã được Bộ Y tế cấp phép hoạt động về tiêm chủng. Trong đó có những vắc xin phòng bệnh đường hô hấp như cúm, H. influenzae type b (Hib), sởi, ho gà, thủy đậu,…đặc biệt vắc xin phòng bệnh viêm phổi do phế cầu (Synflorix), là một trong những căn nguyên vi khuẩn hàng đầu gây viêm phổi, viêm tai và viêm màng não mủ ở trẻ nhỏ.

PTTT

Chia sẻ
Đọc thêm
  • Xem thêm  ›