(Thethaovanhoa.vn) - Để vận hành và phát triển một công ty, ngoài các tài sản có giá trị về kinh tế thì nguồn nhân sự cũng là một tài sản cực kỳ quan trọng. Để sử dụng hiệu quả nguồn lực nhân sự cần có phương án để bảo vệ “nguồn vốn sức khỏe” của công ty, và cách tốt nhất chính là tổ chức khám sức khỏe định kỳ. Trong suốt những năm vừa qua, bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long đã rất hân hạnh được đồng hành cùng các công ty để bảo vệ và chăm sóc nguồn vốn quý giá này.
Sức khỏe của nhân viên - Giá trị của doanh nghiệp
Sức khỏe của nhân viên là một trong những yếu tố quyết định năng suất hoạt động của công ty. Vì thế, việc chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân viên đã luôn được các doanh nghiệp chú trọng như một chiến lược phát triển công ty bền vững và dài hạn. Bên cạnh việc nâng cao uy tín và chất lượng của công ty, đây cũng là cách công ty tri ân nhân viên của mình – Những người đã và đang cống hiến từng ngày cho sự phát triển của công ty.
Theo Ths.BS Hồ Thị Tuyết – Trưởng khoa Khám Sức Khỏe, bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long, thông qua việc khám sức khỏe định kỳ đã có rất nhiều khách hàng phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bất thường của cơ thể như tăng men gan, mỡ máu cao, tăng huyết áp, đái tháo đường, thiếu máu, khối u ở vú,… Từ đó có biện pháp chăm sóc và điều trị phù hợp, tiết kiệm được thời gian và chi phí điều trị. Chính vì điều này, khám sức khỏe định kỳ được xem như 1 trong những biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe của mỗi người cũng như “bảo trì” nguồn vốn sức khỏe của công ty.
Bên cạnh đó, thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06/05/2013 của Bộ Y tế có quy định: Doanh nghiệp phải tổ chức khám sức khỏe cho nhân viên, đó là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và là sợi dây gắn kết doanh nghiệp với người lao động.
Khách hàng cần làm gì khi kiểm tra sức khỏe?
Đánh giá thể lực, bao gồm: Đo huyết áp, đếm mạch, cân nặng, đo chiều cao, tính chỉ số khối của cơ thể (BMI) nhằm phát hiện béo phì, suy dinh dưỡng …
Xét nghiệm máu: Có rất nhiều xét nghiệm để đánh giá chức năng thận, gan, hồng huyết cầu, bạch huyết cầu (bệnh về máu); đường trong máu, mỡ trong máu, siêu vi gan B, C, kiểm tra lượng sắt trong cơ thể, tầm soát ung thư….
Siêu âm tim: Tầm soát bệnh tim
Siêu âm bụng: Tầm soát các khối u trong bụng, sỏi thận, sỏi mật, gan, lách …
Chụp phim phổi: Tầm soát bệnh phổi (khối u phổi, lao phổi…)
Chụp phim các khớp xương: cột sống, khớp gối…tầm soát bệnh của xương khớp.
Xét nghiệm khác: Đo loãng xương; Tổng phân tích nước tiểu; Đo điện tim; Đo điện não; Phết tế bào âm đạo (Pap’s) để tầm soát ung thư cổ tử cung.
Bao lâu nên đi khám sức khỏe?
Tùy theo lứa tuổi, tiền sử cá nhân và gia đình
Dưới 50 tuổi và không có bệnh: 1 lần/năm.
Trên 50 tuổi: 2 lần/năm
Những lưu ý khi đi khám sức khỏe:
Nhịn ăn, uống (trà, cà phê, rượu, bia) ít nhất 8 giờ trước khi lấy máu xét nghiệm.
Thời điểm lấy máu: tốt nhất là buổi sáng
Phụ nữ có thai (nghi ngờ có thai): không chụp X-Quang
Mang theo hồ sơ, toa thuốc hay bệnh án trước đó (nếu có)
Thông báo cho Bác sĩ những dấu hiệu bất thường (Thí dụ: sụt cân, tiểu nhiều, ...)
PTTT