Australian Open 2017: Quần vợt Australia hồi sinh nhờ sân... đất nện?

Thứ Ba, 17/01/2017 09:26 GMT+7

Google News

(Thethaovanhoa.vn) - Đã 39 năm kể từ khi Chris O’Neil vô địch Australian Open 1978, chưa lần nào, Australia có một tay vợt lên ngôi ở giải Grand Slam do họ tổ chức.

Những người Australia mới chỉ giành 5 trong tổng số 80 danh hiệu Grand Slam kể từ năm 1997 tới nay. Nó là một bức tranh tương phản với những gì đã diễn ra những năm 1950, 1960 khi họ thống trị quần vợt thế giới.

Những lợi ích của sân đất nện

Samantha Stosur, ở US Open 2011 là nhà vô địch Grand Slam người Australia gần nhất, nhưng với Nick Kyrgios, người dân xứ sở Kangaroo có thể sẽ được chứng kiến lịch sử lập lại, khi anh có thể làm được việc mà Lleyton Hewitt hay Pat Rafter không thể làm: Giương cao cúp vô địch ở Melbourne Park. Đối với tất cả tài năng đặc biệt của Kyrgios, đó là một quyết định năm 2005 được đưa ra bởi Tennis Australia, ban điều hành môn thể thao này để đầu tư thêm vào những mặt sân đất nện mà có thể đóng góp một phần quan trọng trong sự phát triển và hồi sinh của quần vợt quốc gia. Hàng loạt sân đất nện kiểu Ý được tạo nên trong các học viện quần vợt trên đất Australia còn các CLB cũng được khuyến khích xây thêm những mặt sân như vậy.

Hôm nay khai mạc Australian Open 2017: Federer và nụ cười

Hôm nay khai mạc Australian Open 2017: Federer và nụ cười "chiếu dưới"

Lần đầu tiên sau 16 năm, Roger Federer mới lại tham dự Australian Open với một thứ hạng thấp đến như vậy (17 ATP). Nhưng sẽ thật sai lầm nếu gạt tay vợt 35 tuổi này ra khỏi danh sách ứng cử viên hàng đầu.

Cựu số 1 thế giới đánh đôi Todd Woodbridge là người điều hành chương trình phát triển quần vợt nam trong khoảng từ năm 2009 và 2013. Ông đã làm việc với Kyrgios và nhiều tay vợt trẻ người Australia khác, những người có thể sẽ tiến xa trong tương lai gần.

“Mặt sân của chúng tôi ở Australia đều cung cấp tốc độ bóng nhanh từ loại cỏ tổng hợp. Đây là mặt sân có mặt từ khi tôi còn là một chàng thanh niên tuổi teen. Vì vậy cách thi đấu của tôi cũng được phát triển xung quanh mặt sân đó: Những cú thuận tay mạnh, chắc, những cú bạt trái tay. Còn đối với những tay vợt bây giờ, phòng ngự là một yếu tố quan trọng hơn và chỉ có sân đất nện mới làm được điều này”.

Thay đổi để phát triển

Có tới 10 tay vợt nam và 7 tay vợt nữ người Australia tham gia Australian Open và 10 trong số 17 người đó là nhờ tới những tấm vé đặc cách. Woodbridge giải thích rằng: “Bởi vì họ là những người nằm trong chương trình phát triển của chúng tôi trong 7, 8 năm vừa qua. Tôi nghĩ rằng việc thay đổi mặt sân ở Úc cho những đứa trẻ yêu quần vợt thêm cơ hội để thử nghiệm tất cả mặt sân và tránh chấn thương”. Ông cũng nói thêm một lý do khác khiến Úc đầu tư hơn vào sân đất nện đó là vì họ nhận ra rằng rất nhiều tay vợt trẻ từ các giải thanh thiếu niên thường xuyên stress và dính chấn thương từ việc thi đấu quá nhiều trên mặt sân cứng.

Machary Reid, cựu HLV quần vợt, và hiện giờ là chuyên gia phân tích của Tennis Australia là người chịu trách nhiệm cho rất nhiều nghiên cứu của sự thay đổi này. Và ông cũng tin rằng đó là một quyết định chính xác. “Với sự tăng lên của những mặt sân đất nện trên khắp thế giới, việc chúng tôi cũng theo dòng xu hướng đó là điều hiển nhiên, từ khía cạnh kỹ thuật cho tới những vấn đề về chấn thương mà các tay vợt gặp phải từ mặt sân cứng. Các trận đấu sẽ diễn ra chậm hơn, tính toán hơn, nơi mà các tay vợt phải thể hiện đầu óc và sự quan sát của mình”, Reid cho biết.

Sự thay đổi này cũng được huyền thoại Rod Laver ủng hộ, người từng giành chức vô địch Grand Slam năm 1962 và 1969. Trong khoảng giữa năm 1961 và 1970, những tay vợt nam người Australia vô địch ít nhất 1 lần ở Wimbledon, US Open, Roland Garros trong khi Margaret Court cũng vô địch mùa Grand Slam năm 1970 thì vẫn nắm giữ kỷ lục với 24 danh hiệu. Còn bây giờ, người Australia cho rằng đã đến lúc họ phải chấp nhận một thay đổi lớn để tạo ra một thế hệ vàng kế tiếp.

Nick Kyrgios hẳn sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ lớn của khán giả quê nhà cùng kỳ vọng không nhỏ của người hâm mộ quần vợt thế giới để tạo nên khác biệt, để chứng minh rằng quyết định cứng rắn 12 năm về trước của quần vợt Australia đã đưa họ đi trên một con đường đúng đắn.

Yến Nhi
Thể thao & Văn hóa

Đọc thêm
  • Xem thêm  ›