- Nhận định, soi kèo Cadiz vs Real Madrid (2h00, 16/4): Khởi động cho Cúp C1
- Trấn Thành khóc than đời nghệ sĩ khó nuốt, Mỹ Tâm: 'Dù có buồn đến mấy khi bước ra sân khấu tôi cũng phải cười vì nghĩ đến khán giả thương mình'
- Bác sĩ nhắc nhở nam giới có 5 dấu hiệu này cần đi khám vô sinh, hiếm muộn "nhanh còn kịp"
Từng là một đứa trẻ nhập cư, phải đi làm từ năm 9 tuổi và trở thành nhà sáng lập của ứng dụng tiên phong cho giao đồ ăn nhanh DoorDash, vị tỷ phú trẻ nhất thế giới này đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho thế hệ trẻ phải học tập và noi gương.
Hành trình của đứa trẻ nhập cư sang Mỹ khi mới 5 tuổi, 9 tuổi phải đi rửa bát, cắt cỏ
Tony Xu (Sinh năm 1985) ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Lên 5 tuổi, gia đình của Tony quyết định nhập cư sang Mỹ với số tiền ít ỏi chỉ có vài trăm USD trong túi.
Tại đây, anh cùng cha mẹ mình đã chuyển đến Champaign, một thành phố nhỏ tại Illinois để bắt đầu cuộc sống mới. Mẹ của Tony vốn là một bác sĩ ở quê nhà nhưng bà lại không thể hành nghề ở Mỹ nên cha mẹ anh phải làm nhiều công việc để ổn định lại tài chính cho gia đình.
Tony Xu. (Ảnh: SCMP)
Theo Forbes, một trong những công việc mà cha mẹ anh làm chính là công việc phục vụ tại một nhà hàng địa phương. Khoảng thời gian đó gia đình anh có chi phí sinh hoạt eo hẹp đến mức phải phụ thuộc vào các chương trình hỗ trợ của liên bang, thậm chí việc có một bữa ăn tại McDonald's cũng là một sự xa xỉ.
Để phụ giúp gia đình, khi mới 9 tuổi, Tony Xu đã bắt đầu kiếm tiền từ công việc rửa bát trong nhà hàng mẹ anh đang việc và mở ra cho bản thân một công việc kinh doanh cắt cỏ của riêng mình. Anh cho rằng chính những trải nghiệm này đã góp phần tạo nên nguồn cảm hứng đằng sau việc tạo ra dịch vụ DoorDash.
"DoorDash tồn tại ngày nay để trao quyền cho những người như mẹ tôi, những người đã đến đây với ước mơ tự mình tạo ra nó. Đấu tranh cho những kẻ yếu thế là một phần con người tôi và những gì chúng tôi đại diện với tư cách là một công ty." Tony nói.
Chuyển hướng sang kinh doanh và cột mốc trở thành vị tỷ phú trẻ nhất thế giới ở tuổi 36
Theo The Financial Times, vốn dĩ tên khai sinh của Giám đốc điều hành DoorDash không phải là Tony Xu, mà là Xu Xun. Sau khi chuyển đến Mỹ cùng cha mẹ, chàng trai trẻ nhập cư Trung Quốc đã quyết định đổi tên hợp pháp thành một cái tên mà người phương Tây sẽ thấy dễ phát âm hơn.
Cuối cùng anh ấy chọn Tony, lấy cảm hứng từ Tony Danza, nam diễn viên đóng vai chính trong chương trình truyền hình yêu thích của Xu, Who's the Boss?
Sau khi tốt nghiệp Đại học California, Berkeley với bằng kỹ sư công nghiệp, Tony Xu đã đảm nhận một số vị trí ở các công ty công nghệ cao và đáng chú ý.
Kết thúc vai trò thực tập sinh tại công ty fintech, Block . (khi đó được gọi là Square), Xu đã làm việc cho ứng dụng thương mại điện tử RedLaser và sau đó là cố vấn cho cả eBay và PayPal với ước mơ cuối cùng trở thành một nhà nghiên cứu.
Ngoài việc ngồi trong hội đồng quản trị của DoorDash, Xu cũng đã tham gia hội đồng quản trị của Meta Platforms, trước đây gọi là Facebook.
Tony Xu đã làm việc cho nhiều công ty công nghệ trước khi bắt đầu DoorDash. (Ảnh: SCMP)
Tuy nhiên, chỉ một thời gian sau đó, ý tưởng trở thành một doanh nhân đã đến với anh khi gặp 2 người đồng sáng lập DoorDash là Andy Fang và Stanley Tang tại Startup Garage, một khóa học dựa trên dự án tại Stanford.
Năm 2012, họ nảy ra ý tưởng về dịch vụ giao đồ ăn cho dự án lớp học sau khi nói chuyện với một chủ cửa hàng bánh hạnh nhân nhỏ nhưng nổi tiếng, cho rằng cô ấy không có cách nào để đáp ứng những khách hàng muốn bánh được giao đến văn phòng của họ. Từ đó họ ra mắt dịch vụ trực tuyến có tên PaloAltoDelivery.com.
Vào năm 2013, công ty tham gia chương trình tăng tốc khởi nghiệp Y Combinator, nhận được 120.000 USD tiền đầu tư. Năm đó, Xu và những người đồng sáng lập đổi tên doanh nghiệp thành DoorDash và bắt đầu thuê thêm nhân viên cũng như tài xế giao hàng.
Andy Fang, Stanley Tang và Tony Xu, đồng sáng lập DoorDash. (Ảnh: SCMP)
"Tôi thực sự thích dự án mà tôi đang thực hiện với những người đồng sáng lập của mình, và tôi cũng thích làm việc với họ, vì vậy không quá khó khăn để tôi triển khai dự án này" - Tony Xu nói.
Tuy nhiên, nhận thấy ý tưởng này vẫn còn sơ khai và mong muốn được tìm hiểu càng nhiều về ngành kinh doanh giao đồ ăn càng tốt nên trong 2 năm đầu tiên của DoorDash, Xu quyết định nhận công việc tài xế giao hàng cho Domino’s Pizza hàng ngày trên chiếc Honda Accord đời 2001 của mình.
"Chúng tôi đã học được một số quan sát thú vị. Thật sự rất khó cho một doanh nghiệp nhỏ khi biết họ cần bao nhiêu tài xế. Họ không thể đối phó với các sự kiện đặc biệt như một trận bóng đá hay Ngày lễ tình nhân". Tony chia sẻ trong một bài phỏng vấn khi được hỏi về trải nghiệm vô giá này.
Vào năm 2020, DoorDash ra mắt công chúng, một sáng kiến phần lớn do chính Xu thúc đẩy. Sự phát triển này đã đưa doanh nhân công nghệ gốc Trung Quốc, khi đó 36 tuổi trở thành một tỷ phú.
Cùng năm đó, Xu cũng có tên trong Fortune’s 40 under 40, danh sách 40 bộ óc và nhà lãnh đạo trẻ dưới 40 tuổi có ảnh hưởng nhất thế giới.
Kết quả là DoorDash ngày nay đã phát triển từ những bước khởi đầu nhỏ bé trở thành nhà cung cấp dịch vụ giao đồ ăn bên thứ ba hàng đầu của Mỹ. Hiện được ước tính có giá trị gần 16 tỷ USD.
Theo Forbes, Xu hiện nắm giữ tài sản ròng 1,3 tỷ USD, giúp anh đứng thứ 2.190 trong danh sách tỷ phú năm 2022 của Forbes. Giờ đây, ngoài việc ngồi trong ban giám đốc của DoorDash, Xu cũng đã tham gia vào ban giám đốc của Meta Platforms, trước đây là Facebook.
"Không có con đường thẳng về phía trước. Tôi luôn tìm kiếm những vấn đề mang lại tác động hữu hình và một lộ trình học tập có khả năng liên tục thách thức. Xây dựng một công ty như DoorDash cũng giống như việc bạn luôn leo dốc", CEO của DooDash bộc bạch.
Hiện tại, Tony Xu đã kết hôn và có 2 đứa con vô cùng xinh xắn. Gia đình của anh hiện đang sinh sống ở San Francisco, nơi anh tiếp tục làm việc và xây dựng đế chế của mình.
Ngoài cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, ông chủ của DoorDash cũng đã từng chia sẻ về về tình yêu của mình đối với thể thao, đặc biệt anh còn từng là một cựu vận động viên marathon và người yêu bóng chày.
Trong một thông cáo báo chí năm 2020 công bố mối quan hệ hợp tác mang tính bước ngoặt của DoorDash với NBA, trở thành đối tác giao đồ ăn chính thức đầu tiên của giải bóng rổ, Xu tuyên bố:
"Lớn lên ở Illinois với tư cách là một người hâm mộ bóng rổ cuồng nhiệt, tôi luôn yêu thích môn thể thao này và niềm vui mà môn thể thao này mang lại cho cộng đồng."
Tony Xu và người vợ - Patti Xu tham dự Lễ trao giải đột phá 2020 tại Trung tâm nghiên cứu Nasa Ames, tháng 11/2019. (Ảnh: Getty Images)
Tìm ra thị trường bị bỏ quên và tầm nhìn tạo ra chuỗi cung ứng hàng đầu thế giới
Chỉ 7 năm sau khi thành lập DoorDash, Tony Xu quyết định phát hành cổ phiếu của công ty ra công chúng. Đây là một trong những đợt IPO lớn nhất năm 2020.
Thực tế này cho thấy, dịch Covid-19 không cản đà phát triển của DoorDash. Mà ngược lại, công ty thậm chí tăng trưởng nhanh hơn trong năm 2020, sớm bỏ xa các đối thủ còn lại. Chỉ riêng trong quý III năm 2020, doanh thu của DoorDash tăng hơn 250% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, doanh thu của Uber Eats và Grubhub chỉ tăng lần lượt 125% và 52%. Hiện DoorDash có hơn 390.000 người bán trên nền tảng của mình, hơn 18 triệu khách hàng và hơn 1 triệu Dasher.
Có được kết quả này là do DoorDash tăng tốc nhanh hơn đối thủ nhờ khả năng tìm ra các thị trường bị bỏ quên, chẳng hạn khu vực nông thôn ở Mỹ, rồi sớm xây dựng thương hiệu trước đối thủ.
Dĩ nhiên, DoorDash cũng phải đánh đổi nhiều để đạt tốc độ tăng trưởng thần tốc. Theo một cựu nhân viên của DoorDash, thời gian làm việc của Tony Xu rất dài. Người này mô tả phong cách lãnh đạo của anh rất nghiêm khắc với tiêu chuẩn rất cao.
Tony Xu chia sẻ: "Tôi có những tiêu chuẩn cao vì tôi cho rằng mọi người có thể đạt được nhiều hơn những gì họ tưởng tượng. Tôi rất biết ơn cha mẹ mình, vì họ không bao giờ đặt giới hạn cho những gì tôi có thể làm".
Vào năm 2018, DoorDash vừa công bố huy động được thêm 250 triệu USD vốn đầu tư từ Management LLC và DST Global, chưa đầy 6 tháng sau khi nhận được 535 triệu USD từ một số nhà đầu tư gồm SoftBank hồi tháng 3.
Theo đó, định giá của startup này đã tăng gần gấp 3 lần từ 1,4 tỷ USD lên 4 tỷ USD. Cũng giống các đối thủ như GrubHub Inc, Delivery.com, Postmates, Uber Eats và một số startup khác, DoorDash đang tích cực thu hút khách hàng bằng các chương trình giảm giá và khuyến mại khủng. Công ty hợp tác với một số nhà hàng như Wendy's, Jack In The Box và Buffalo Wild Wings, đồng thời cũng mở rộng giao thực phẩm trực tuyến kết hợp với Walmart.
Năm 2018, công ty nắm giữ 17% thị trường giao đồ ăn tại Mỹ, xếp sau các đối thủ cạnh tranh chính là Uber Eats và Grubhub. Chỉ 2 năm sau, nó hiện chiếm 50% thị trường, vượt xa Uber Eats (26%) và Grubhub (16%).
Tony Xu chia sẻ rằng công ty của anh đang ưu tiên mở rộng tại Mỹ, Canada và Australia trước khi mở rộng sang các thị trường khác. DoorDash hướng tới mục tiêu hoạt động tại 2.000 thành phố trong năm nay.
Trong khi nổi tiếng nhất với dịch vụ giao đồ ăn từ các nhà hàng, DoorDash còn có tham vọng lớn hơn thế. Công ty nhắm vào việc xây dựng thêm các sản phẩm thay đổi cách các nhà bán hàng gồm cả nền tảng giao vận theo nhu cầu có khả năng giao rau củ trong vòng 1 giờ, hay giao kem mà không bị chảy.
Công ty này đã đa dạng hóa những sản phẩm mà họ cung cấp bằng việc hợp tác với các cửa hàng tiện lợi và rau củ. Tuy nhiên những lĩnh vực mới cũng gặp phải sự cạnh tranh không hề nhỏ.
Thành công ở thời điểm hiện tại vẫn chưa làm Tony Xu hài lòng. Ngoài việc đưa công ty phát triển theo hướng đa dạng, Tony Xu vẫn luôn ứng dụng phương châm tận tâm, nhiệt tình với khách hàng để giữ chân và tăng thêm lượng khách hàng tiềm năng.
"Vận chuyển thức ăn nhanh chỉ là khởi đầu của công ty. Tony và đội ngũ của anh ấy có tầm nhìn chắc chắn để tạo ra một chuỗi cung ứng hàng đầu thế giới. Chúng tôi rất mong muốn hợp tác với họ để thúc đẩy tiến trình này", Jeffrey Housenbold, quản lý điều hành Softbank Group tiết lộ.
Tags