Nếu hỏi hầu hết các chuyên gia tài chính cá nhân, họ sẽ cho bạn biết bí quyết để trở nên giàu có hoàn toàn không phải là bí mật: Làm việc chăm chỉ, sống dưới khả năng chi trả và nhét từng xu vào tài khoản tiết kiệm. Lối sống khiêm tốn không có gì đáng xấu hổ, ngay cả Warren Buffett cũng sống đạm bạc. Tuy nhiên, nếu mục tiêu của bạn là tham gia nhóm 1% dân số, hay chính là giới siêu giàu, thì việc tiếp cận tiền bạc giống họ sẽ giúp ích.
1. Lương giúp bạn ổn định, nhưng để giàu bạn cần nhiều hơn
Thăng tiến trong công việc sẽ chỉ đưa bạn đi đến một điểm nhất định trên con đường làm giàu, để bạn có mức thu nhập ổn định. Người giàu biết rằng để ngày càng trở nên giàu có, điều quan trọng là phải để đồng tiền làm việc chăm chỉ cho bạn chứ không phải ngược lại. Robert Kiyosaki, tác giả của cuốn sách tài chính cá nhân bán chạy số 1 “Cha giàu, cha nghèo” đã xây dựng toàn bộ triết lý về tiền bạc xung quanh khái niệm này.
Tạo ra các nguồn thu nhập thụ động thay vì chủ động là cách tốt nhất để giúp bạn tiến gần hơn với tự do tài chính. Các khoản đầu tư mang lại thu nhập thụ động bao gồm chứng khoán trả cổ tức, tài sản cho thuê, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh mà bạn không trực tiếp quản lý hàng ngày, tiền bản quyền cho công việc sáng tạo hoặc phát minh…
2. Tận dụng thời gian chứ không phải thời điểm
Không ai có thể dự đoán thị trường sẽ ra sao vào ngày mai. Peter Lazaroff, một nhà lập kế hoạch tài chính được chứng nhận của Plancorp, LLC cho biết: “Thời gian quan trọng đối với sự thành công trong đầu tư hơn là thời điểm. Hầu hết mọi người tin rằng việc xác định thời điểm thị trường biến động là chìa khóa để trở nên giàu có thông qua thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, những người giàu hiểu rằng thời gian và lãi kép là những yếu tố quan trọng nhất để làm giàu.”
Để trở nên giàu có đòi hỏi các nhà đầu tư phải áp dụng chiến lược mua và nắm giữ không mấy hấp dẫn, vượt qua những biến động của thị trường và bỏ qua đầu cơ.
3. Ăn ở ngoài ít hơn
Những người quan tâm đến việc tiết kiệm tiền thường bỏ qua ly cà phê hàng ngày. Trên thực tế, người giàu tận hưởng những khoản chi tiêu nhỏ chẳng hạn như Starbucks bất cứ khi nào họ muốn và thay vào đó họ xem xét tiết kiệm từ một góc nhìn rộng hơn.
Tác giả Paul Sullivan và đồng nghiệp Brad Klontz, một nhà tâm lý học lâm sàngtại Đại học Bang Kansas (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu về sự khác biệt trong thói quen chi tiêu của nhóm người giàu 1% và 5%. Nhóm 1% chi tiêu ít hơn 30% cho việc đi ăn ngoài và để dành số tiền đó để nghỉ hưu.
“Số tiền này lớn hơn giá của một ly cà phê Stabucks và là thứ phân biệt nhóm 1% với những người khác”, Sullivan viết trên tạp chí Fortune.
4. Chiến lược tiết kiệm có thể giúp bạn đạt tự do tài chính
Mọi người đều biết rằng tiết kiệm tiền là một phần thiết yếu để trở nên giàu có, nhưng việc này đôi khi nói dễ hơn làm. Người giàu thường quyết định số tiền cố định mà họ sẽ tiết kiệm được từ mỗi lần nhận lương và gửi thẳng vào tài khoản tiết kiệm.
Triệu phú Tony Robbins. Ảnh: NPR
Tony Robbins, chiến lược gia về cuộc sống và kinh doanh, đồng thời là tác giả của cuốn sách “Unshakeable: Your Financial Freedom Playbook” (tạm dịch: Không thể lay chuyển: Cẩm nang tự do tài chính của bạn) cho biết: “Hãy lấy 1% số tiền bạn kiếm được, bất kể bạn kiếm được ít hay nhiều để giữ cho bạn và gia đình. Khi tỷ lệ tiền tiết kiệm đã lên đến 15,20% thu nhập, gộp lại theo thời gian, bạn sẽ có được tự do tài chính”
5. Thay đổi suy nghĩ của bạn về tiền và bản thân
Grant Cardone, triệu phú tự thân, tác giả sách best-seller từng viết trong 1 bài báo đăng tải trên Entrepreneur: “Không thiếu tiền trên hành tinh này, chỉ thiếu những người nghĩ đúng về nó. Muốn trở thành triệu phú, bạn phải chấm dứt tư duy nghèo khó và thực sự tin rằng mình sẽ giàu có”. Cardone khuyên bạn nên đặt mục tiêu và tập trung suy nghĩ của bạn vào việc tin rằng bạn có thể đạt được nó.
“Tôi đã đi từ con số 0 - không tiền, chỉ có ý tưởng và rất nhiều nỗ lực - để tạo ra giá trị ròng mà có lẽ cả đời tôi không thể bị phá hủy. Bước đầu tiên là đưa ra quyết định và đặt mục tiêu”, Cardone nói, “Mỗi ngày trong nhiều năm, tôi đều viết ra câu nói này: 'Tôi đáng giá hơn 100.000.000 USD!'”
6. Công việc có tiềm năng phát triển quan trọng hơn mức lương cao
Ngay cả khi bạn không kiếm được mức lương cao ngay lập tức, thì điều quan trọng là được làm việc tại một công ty nơi bạn có thể tiềm năng phát triển về mọi mặt.
Triệu phú Cardone lấy ví dụ về phó giám đốc phụ trách bán hàng Jarrod Glandt của ông. Glandt bắt đầu làm tại công ty của Cardone hơn 7 năm trước với mức lương 2.500 USD/tháng. Số tiền này không khiến Glandt giàu ngay lập tức nhưng giúp anh đi đúng hướng, phát triển bộ kỹ năng cần thiết, nhờ đó nhân thu nhập hàng tháng lên gấp nhiều lần.
7. Tiền mặt là vua với người muốn làm giàu
Nếu bạn muốn trở nên giàu có, điều quan trọng là đừng bao giờ sống vượt quá khả năng chi trả của mình. Một cách để đảm bảo điều đó là chỉ tiêu số tiền bạn thực sự có, thay vì tính phí mua hàng bằng thẻ tín dụng.
“Cắt thẻ tín dụng của bạn đi”, tỷ phú và nhà đầu tư đình đám của Shark Tank Mark Cuban nói,“Nếu bạn sử dụng thẻ tín dụng, điều đó đồng nghĩa với việc bạn không muốn giàu. Tiền mặt là vua đối với những người muốn làm giàu”.
8. Tiêu tiền để gây ấn tượng với người khác là sự lãng phí
Michael Kay, chủ tịch của Financial Life Focus cho biết, cho biết hầu hết những người giàu không dành thời gian và tiền bạc để gây ấn tượng với người khác.
“Họ không ở trong một cuộc đua vì biết mình đã thành công. Vậy nên sự chú ý của họ không tập trung vào những gì người khác nghĩ”, Kay nói. Trên thực tế, nhiều cá nhân giàu có sẽ không thành công nếu trước đó họ dành số tiền khó khăn mới kiếm được để mua những thứ theo kịp những người khác.
Các tác giả Thomas Stanley và William Danko cũng nói điều tương tự trong cuốn sách bán chạy nhất năm 1996 của họ, “Triệu phú nhà bên: Bí mật đáng ngạc nhiên của giới giàu có nước Mỹ” tiết lộ một vài bí mật chính của những người giàu nhất nước là sống dưới mức thu nhập của họ và từ chối lối sống chi tiêu hoang phí.
Tiêu tiền để tỏ ra giàu có đang phá hoại các mục tiêu xây dựng thành công của bạn. Vì vậy, hãy quên sự phù phiếm đí và tập trung vào điều quan trọng là tích lũy tài sản trong những năm tới.
Có một thế hệ thu nhập cao nhưng không giàu nổi, chi tiêu như thể mình thuộc giới siêu giàuTags